“Thúc đẩy quản trị nhà trường hướng tới người học”

Đăng bởi

vigefadmin

Ngày đăng

14/03/2019

Loại bài đăng


Notice: Undefined offset: 0 in /home/hoang228/vigef.org/wp-content/themes/vigefoundation/single-project.php on line 37

Notice: Trying to get property of non-object in /home/hoang228/vigef.org/wp-content/themes/vigefoundation/single-project.php on line 37

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAI
ĐỀ XUẤT DỰ ÁN “THÚC ĐẨY QUẢN TRỊ NHÀ TRƯỜNG HƯỚNG TỚI NGƯỜI HỌC”

  1. Thông tin chung
  2. Tên Dự án: Thúc đẩy quản trị nhà trường hướng tới người học.
  3. Cá nhân, tổ chức, đơn vị đề xuất dự án: Phòng Giáo dục Tiểu học, Sở Giáo dục và Đào tạo Lào Cai.

– Người đại diện: Trần Thị Minh Thu, Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học

– Địa chỉ liên hệ: Trụ sở khối 4, đường 30/4, phường Bắc Lệnh, Tp Lào Cai, tỉnh Lào Cai

– Địa chỉ E.mail: phonggdth.solaocai@moet.edu.vn

– Điện thoại: 0214 3824963; DĐ: 0976776522.

  1. Cơ quan quản lý đối tượng đề xuất dự án:

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lào Cai.

– Người đại diện: Nguyễn Anh Ninh, Giám đốc;

– Địa chỉ liên hệ: Trụ sở khối 4, đường 30/4, phường Bắc Lệnh, Tp Lào Cai, tỉnh Lào Cai;

– Điện thoại: 0214 3840 120.

  1. Thực trạng và nhu cầu
  2. Tình hình kinh tế – xã hội, phát triển giáo dục của tỉnh Lào Cai

Tỉnh Lào Cai là một tỉnh thuộc vùng Tây Bắc, diện tích tự nhiên 6.383,88km2, gồm 8 huyện, 01 thành phố với 164 xã, phường, thị trấn, trong đó có 138 xã vùng sâu, vùng xa, biên giới. Dân sốtrên 660 ngàn người với 25 dân tộc, dân tộc thiểu số chiếm 64,09% dân số toàn tỉnh. Trong những năm gần đây, kinh tế, văn hóa, xã hội tỉnh Lào Cai có những bước phát triển nhanh và khá toàn diện, đạt được những thành tựu quan trọng trên nhiều lĩnh vực, đời sống nhân dân được cải thiện, tuy nhiên Lào Cai vẫn là một tỉnh nghèo, khó khăn. Vì vậy, để vươn lên thoát ra khỏi diện tỉnh nghèo, tỉnh Lào Cai xác định vai trò quan trọng của giáo dục đào tạo nên đã tập trung và dành ưu tiên cho phát triển sự nghiệp giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục, tạo nền tảng bền vững cho phát triển kinh tế xã hội, đưa Lào Cai thoát khỏi diện tỉnh nghèo, phấn đấu xây dựng Lào Cai trở thành tỉnh phát triển của khu vực Tây Bắc, là địa bàn quan trọng về hợp tác và giao lưu quốc tế của vùng và cả nước (Nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ XV).

Sự nghiệp giáo dục luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của tỉnh và đạt được những thành tựu quan trọng, mạng lưới trường, lớp phát triển đáp ứng nhu cầu học tập của người học. Chất lượng giáo dục và hiệu quả giáo dục tiếp tục có nhiều chuyển biến rõ nét và toàn diện, nhất là vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; có nhiều mô hình, giải pháp đặc thù để nâng cao chất lượng. Đây là những động lực quan trọng để giáo dục tỉnh nhà nói chung và ngành Giáo dục Tiểu học nói riêng cần phải nỗ lực và cố gắng nhiều hơn bởi Giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng, có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự nghiệp giáo dục trên bình diện chung.

  1. Tồn tại và hạn chế

Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý tại Lào Cai chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ luôn luôn đổi mới, tính chuyên nghiệp chưa cao, đặc biệt trong việc thực thi công vụ, khả năng tham mưu, đề xuất, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các lĩnh vực còn hạn chế. Đặc biệt, là khả năng đề xuất và tham mưu các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học, giáo dục vùng dân tộc thiểu số. Cá biệt, có cán bộ quản lý yếu về năng lực dạy học các môn học tiểu học và quản lý chương trình, kế hoạch các môn học tiểu học.

Thực tế cho thấy trình độ năng lực, kỹ năng điều hành quản lí còn bất cập. Đa số còn làm việc dựa trên kinh nghiệm cá nhân, chưa chú trọng công tác dự báo, xây dựng chiến lược và kế hoạch hoạt động. Cung cách làm việc thường rơi vào tình trạng bị động, lúng túng, sự vụ, tình thế. Một số cán bộ quản lý trường tiểu học còn có tâm lí ỷ lại, thiếu chủ động, chưa sáng tạo, ỷ lại trông chờ vào hướng dẫn của cấp trên. Sự linh hoạt, mạnh dạn trong công tác quản lí, khả năng thuyết phục quần chúng còn hạn chế, phương pháp làm việc chưa thực sự đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ. Kiến thức về pháp luật, về tổ chức bộ máy, về quản lí nhân sự và tài chính còn hạn chế, do đó còn lúng túng trong thực thi trách nhiệm và thẩm quyền.

Việc chỉ đạo các hoạt động giáo dục trong nhà trường chưa đổi mới, kém hiệu quả, khả năng nhận diện vấn đề mới, phát hiện và giải quyết vấn đề khó còn hạn chế. Việc thanh tra, kiểm tra trong nhà trường chưa được chú trọng đúng mức. Chế độ báo cáo còn thiếu thường xuyên và thống nhất, số liệu thiếu độ tin cậy. Bên cạnh đó trình độ ngoại ngữ, tin học của CBQL còn nhiều hạn chế cũng như tầm nhìn phát triển giáo dục hiện đại cần được thay đổi, hướng đến giáo dục thế giới và bản lĩnh của mình trong cuộc quản lý sự thay đổi.

Trong công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, Giáo dục Tiểu học Lào Cai đang đứng trước một thách thức rất lớn, điều này đặt lên vai cán bộ quản lý các trường tiểu học của tỉnh Lào Cai một trọng trách nặng nề, đòi hỏi họ phải đáp ứng yêu cầu về phẩm chất, năng lực quản lý. Chấp nhận sự thay đổi và mạnh dạn đổi mới theo điều kiện thực tiễn của từng địa phương hướng đến hạnh phúc của người học là hướng đi mang tính nhân văn và rất hiện đại mà nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới đã thay đổi.

  1. Nhu cầu trong đổi mới giáo dục

– Thông tư 14/2018/TT-BGDĐT về Ban hành Quy định chuẩn hiệu trưởng Cơ sở giáo dục phổ thông ngày 20/07/2018 có đề cập tới Tiêu chuẩn về Quản trị nhà trường bao gồm các Tiêu chí về: (1) Tổ chức xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường, (2) Quản trị hoạt động dạy học, giáo dục học sinh, (3) Quản trị nhân sự nhà trường, (4) Quản trị tổ chức, hành chính nhà trường, (5) Quản trị tài chính nhà trường, (6) Quản trị cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong và công nghệ trong dạy học, giáo dục học sinh của nhà trường, (7) Quản trị chất lượng giáo dục trong nhà trường.

– Trước những thay đổi căn bản của giáo dục trong thời đại 4.0 và chương trình sách giáo khoa mới, việc nhà trường cần phải có tầm nhìn rõ ràng để không chỉ kịp thời thích ứng với những thay đổi, mà còn biết tận dụng những thay đổi đó thành cơ hội cho phát triển là vô cùng quan trọng. Các cán bộ quản lý, vì vậy cần dịch chuyển mô hình quản lý thông thường (mang tính chất quy định, tài chế) thành mô hình quản trị (tầm nhìn, chiến lược) để đảm bảo được sự linh động hiệu quả trong vận hành của nhà trường. Đồng thời, với bất cứ một mô hình trường học nào, thì việc đặt người học làm trung tâm, để phát huy được năng lực tối đa của học sinh vẫn là nhiệm vụ trọng tâm. Đặc biệt bậc tiểu học là giai đoạn nền móng để các em xây dựng các nhận thức và kỹ năng, làm nền tảng cho các phẩm chất và năng lực của các em sau này.

– Nhằm thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 29-NQ/TW; đồng thời phấn đấu đến năm 2020, đưa sự nghiệp giáo dục của tỉnh Lào Cai trở thành một tỉnh dẫn đầu về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục trong khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc như một cơ sở giáo dục tích cực và chủ động trong đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới phát triển giáo dục.

– Nâng cao chất lượng chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục (hiệu trưởng), đảm bảo đáp ứng nhu cầu đổi mới nền giáo dục đất nước và địa phương. Tích cực triển khai Đề án “Phát triển và nâng cao chất lượng cán bộ quản lý, giáo viên giai đoạn 2016-2020” với mục tiêu và nội dung toàn diện nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Đặc biệt, đây là điểm nhấn quan trọng cho việc đổi mới giáo dục tiểu học của cả nước ta.

– Đối với tỉnh Lào Cai, việc nâng cao chất lượng của đội ngũ hiệu trưởng không những giúp đưa nền giáo dục tỉnh phát triển theo hướng tiến bộ, đổi mới, mà còn là đầu tàu trong việc thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, xã hội của tỉnh, bởi lẽ giáo dục là nòng cốt để bồi dưỡng, đào tạo lực lượng lao động có trình độ chuyên môn cao. Đầu tư cho Hiệu trưởng như đầu tư cho các đầu tàu với động cơ mạnh nhất và tính tương tác cao để thúc đẩy phát triển đội ngũ trong hoạt động tương tác cũng như hoạt động quản lý – điều hành.

Xuất phát từ tình hình thực tế nêu trên, Sở GD&ĐT Lào Cai đề xuất dự án “Thúc đẩy quản trị nhà trường hướng tới người học” cho năm học 2018-2019 và 2019-2020

III.  Dự án Thúc đẩy quản trị nhà trường hướng tới người học  

  1. Đối tượng hưởng lợi
  2. Đối tượng trực tiếp

CBQL các trường tiểu học tỉnh Lào Cai và 5 trường tiểu học trong dự án(Dự kiến 70 CBQL xuất sắc nhất tỉnh: gồm Hiệu trưởng, PHT của 4 nhóm trường Hội nhập, Sáng tạo, Tự tin, Vượt khó; chuyên viên phụ trách tiểu học các Phòng GD&ĐT; lãnh đạo, chuyên viên Phòng GDTH, Sở GD&ĐT).

(i) Đội ngũ CBQL

Đội ngũ CBQL được tăng cường về số lượng, từng bước nâng cao chất lượng, tâm huyết và trách nhiệm, căn bản đáp ứng được yêu cầu đổi mới; 100% CBQL đạt chuẩn trình độ đào tạo (trong đó, trên chuẩn chiếm 98,7%); tỷ lệ đảng viên chiếm 97%; lý luận chính trị trung cấp đạt trên 90%; đã qua bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục 100%; Độ tuổi CBQL từ 40 đến 60 chiếm 69,8%, dưới 40 chiếm 30,2%.

Thụ hưởng dự án, CBQL không những chủ động thực hiện quản lý CTGD phổ thông mới hiệu quả mà còn thay đổi tầm nhìn để thúc đẩy và phát triển giáo dục cụ thể hơn là các cơ sở giáo dục mình phụ trách theo định hướng quản trị phát triển, quản trị chất lượng với tầm nhìn mới, hiệu quả mới…

Nâng cao trình độ đào tạo; lý luận chính trị; trình độ ngoại ngữ, tin học; các phẩm chất nghề nghiệp, kỹ năng quản trị trường học của một nhà quản lý trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0.  Đặc biệt hơn, khi chương trình GDPT thay đổi, cùng với yêu cầu đảm bảo chất lượng giáo dục và không ngừng phát triển giáo dục, đây là cơ hội quan trọng để các nhà QLGD bứt phá, không thể thụ động chờ đợi được bồi dưỡng mà cần tận dụng cơ hội bồi dưỡng và tự bồi dưỡng. Hơn hết, với những hiểu biết nhất định về mô hình quản trị trường tiểu học hiện đại, CBQL mong mỏi không ngừng được cập nhật, chia sẻ kinh nghiệm, phát triển kỹ năng quản trị hiện đại, hiệu quả thúc đẩy giáo dục phát triển.

(ii) Các trường tiểu học

5 trường TH đại diện cho các vùng miền của tỉnh Lào Cai: (1) TH Hoàng Văn Thụ; (2) TH Bắc Lệnh: là hai trường thuộc vùng phát triển; (3) TH số 1 thị trấn Mường Khương; là trường thuộc vùng cao, vùng DTTS; (4) TH số 2 Gia Phú: là trường thuộc vùng nông thôn; (5) TH thị trấn Sa Pa; là trường thuộc vùng có tiềm năng du lịch được chọn lựa trong dự án sẽ phát triển mạnh hơn dựa trên thành tựu đã có. Các trường được chọn này không những tự thân phát triển mà phát triển theo trọng điểm đã định hướng để gây dấu ấn với ngành Giáo dục tiểu học của Tỉnh cũng như cả nước (Thông tin chi tiết từng trường theo Phụ lục 1 đính kèm).

Ngoài ra, các trường tiểu học này cũng tương tác và thúc đẩy quá trình phát triển của các trường trong cùng nhóm. Hơn nữa, cũng sẽ là kinh nghiệm có thể nhân rộng cho mô hình các trường có điều kiện tương đồng.

Các hoạt động giáo dục, chất lượng dạy – học của các nhà trường được nâng cao và có nhiều đổi mới; cộng đồng, phụ huynh tích cực tham gia vào các hoạt động của nhà trường; … sau khi CBQL được bồi dưỡng, tập huấn.

  1. Đối tượng gián tiếp

(i) Học sinh

 Học sinh thụ hưởng những kinh nghiệm và kỹ năng quản lý của các nhà QLGD, giáo viên từ những gì tích lũy, thụ hưởng được trong dự án để phát triển cá nhân, hướng đến sự hoàn thiện nhân cách. Đặc biệt, kỳ vọng đầu tư cho các kinh nghiệm vượt trội ở vùng giáo dục khó khăn có những cơ hội phát triển vượt bậc là tính nhân văn rõ nhất khi thụ hưởng dự án.

(ii) Giáo viên

– GV các trường tiểu học tỉnh Lào Cai có những cơ hội tương tác và lĩnh hội những kinh nghiệm giáo dục hiện đại và sẽ thúc đẩy hiệu quả giáo dục học sinh, phát triển bản thân trong sự tương tác với mô hình quản lý mà CBQL triển khai mới hay điều chỉnh.

(iii) Nhân viên

Nhân viên các trường tiểu học tỉnh Lào Cai cũng tương tác và góp phần phát triển bản thân ở một góc nhìn mới, tham gia như một thành phần quan trọng trong công tác quản trị trường học hiệu quả hướng đến mô hình trường học hạnh phúc hay mô hình dịch vụ trường học hiện đại.

Phụ huynh học sinh sẽ gia tăng niềm tin và nâng cao hiểu biết, kỹ năng giáo dục con và đặc biệt là đồng hành cùng với nhà trường phát triển hiệu quả giáo dục tiểu học.

  1. Khung mục tiêu và hoạt động cụ thể
STT Mục tiêu dự án Hoạt động Chi tiết Đầu ra cụ thể Thời gian Lưu ý
1 Thúc đẩy quản trị nhà trường hướng vào người học cho 5 trường tiểu học ở Lào Cai 1.1   Khảo sát nhu cầu và nhận thức của cán bộ quản lý cấp Sở, phòng và hiệu trưởng và giáo viên 05 trường tiểu học 1.1.1 Khảo sát (đối tượng trực tiếp) cán bộ quản lý cấp Sở, phòng và trường

1.1.2 Khảo sát (đối tượng gián tiếp) giáo viên và học sinh

 – 02 bộ bảng hỏi & phỏng vấn Tháng 2/2019

 

1.2  Xây dựng 01 bộ cẩm nang bao gồm các tiêu chí quản trị nhà trường hướng tới người học 1.2.1 Phát triển các tiêu chí về quản trị nhà trường và xây dựng cẩm nang về quản trị nhà trường hướng vào người học – 01 bộ cẩm nang quản trị nhà trường Tháng 03-04/2019
1.3 Tổ chức tập huấn cho CBQL, hiệu trưởng và giáo viên cốt cán về quản trị nhà trường hướng tới người học 1.3.2 01 tập huấn chung về quản trị hoạt động

dạy học theo định hướng phát triển năng lực

người học; các tiêu chí, hướng triển khai và tự đánh giá chất lượng giáo dục của cơ sở giáo dục theo tiêu chí mới được chọn lọc sau

học tập (tiêu chí 5 & 10 của thông tư 14)

1.3.2 01 khóa tập huấn Quản lý hoạt động trải nghiệm trong trường tiểu học – dạy học ứng dụng STEM vào phát triển năng lực người học và hướng tới công nghệ 4.0 trong giáo dục (tiêu chí 5 & 9 của thông tư 14)

1.3.3 01 khóa tập huấn xây dựng nhà trường thân thiện với trẻ em và không phân biệt đối xử và có sự tham gia của trẻ (tiêu chí 11, 12& 13 của thông tư 14)

1.3.4  01 khóa tập huấn nâng cao năng lực truyền thông của nhà trường

1.3.5 01 chuyến lưu trao đổi kinh nghiệm và tập huấn tại Phần Lan về mô hình quản trị nhà trường

– 04 khóa tập huấn trong nước

-01 khóa tập huấn

quốc tế đi kèm báo cáo tập huấn

Tháng 5- 8/2019 -VIGEF hỗ trợ tìm chuyên gia & phối hợp thực hiện
1.4 Áp dụng thí điểm quản trị nhà trường hướng tới người học tại 05 trường 1.4.1 Hiệu trưởng và giáo viên cốt cán các trường xây dựng kế hoạch áp dụng nội dung quản trị nhà trường vào năm học mới (bản 1)

1.4.2 Đối thoại đa bên về quản trị nhà trường hướng tới người học (giáo viên, phụ huynh, học sinh và doanh nghiệp tại địa phương) tiến tới hoàn thiện kế hoạch quản trị nhà trường

1.4.3 Hoàn thiện kế hoạch áp dụng nội dung quản trị nhà trường vào năm học mới  và các hoạt động cụ thể(bản 2)

1.4.4 Tối thiểu 10 buổi Sinh hoạt chuyên môn cấp trường/1 trường và 05 buổi sinh hoạt chuyên môn cụm trường để chia sẻ kiến thức cho  giáo viên

1.4.5 Thực hiện và phát triển các hoạt động quản trị nhà trường theo kế hoạch cụ thể của các trường

– 05 kế hoạch quản trị nhà trường

– 01 buổi đối thoại đa bên

– 10 buổi sinh hoạt chuyên môn/trường

-05 buổi sinh hoạt chuyên môn cấp cụm trường

Tháng 8/2019 – tháng 5/2020
1.5 Tổng hợp, đánh giá tác động mô hình 1.5.1 Báo cáo tự đánh giá của trường

1.5.2 Thuê tư vấn đánh giá độc lập

– 05 báo cáo tự đánh giá của trường

-01 báo cáo đánh giá hiệu quả chung của dự án

Tháng 4/2020
2  

Truyền thông và huy động nguồn lực XHH trong tỉnh và quốc tế

2.1 Truyền thông

 

2.1.1 Biên tập tài liệu tuyên truyền về quản trị nhà trường tới các bên liên quan (phụ huynh & học sinh)

2.1.2 Truyền thông trên mạng xã hội (chia sẻ kiến thức, thông tin về mô hình cho cộng đồng)

2.1.3 Xây dựng video/tài liệu hóa các điển hình tại 05 trường áp dụng quản trị nhà trường hướng vào người học

– 01 tài liệu truyền thông về quản trị nhà trường

-Ít nhất 50 bài đăng mạng xã hội về chủ đề quản trị nhà trường

-Ít nhất 2 bài viết đăng báo về chù đề liên quan

-Ít nhất 2 video truyền thông

Tháng 9/2019- tháng 5/2020 VIGEF chủ trì
2.2 Gây quỹ cộng đồng 2.2.1 Một số sản phẩm của học sinh sử dụng để gây quỹ cộng đồng – Ít nhất 02 sản phẩm sử dụng gây quỹ Tháng 3-4/2020 VIGEF phối hợp thực hiện
2.3 Hỗ trợ xây dựng các đề án, dự án 2.3.1 Dựa trên các kết quả đạt được, tiếp tục xây dựng các đề án để xin hỗ trợ nhân rộng mô hình VIGEF phối hợp thực hiện
3 Nhân rộng và khuyến nghị chính sách 3.1 Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm trong và liên tỉnh 3.1.1 Tổ chức các hội thảo chia sẻ kinh nghiệm cấp tỉnh -02 hội thảo Tháng 3-4/2020
3.2 Hội thảo cấp quốc gia và khuyến nghị chính sách 3.1.2 Tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm cấp quốc gia và khuyến nghị chính sách -01 hội thảo Tháng 5/2020 VIGEF chủ trì

 

  1. Tác động & tính bền vững
  2. Tác động mong đợi:

Tác động mong đợi là chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên tỉnh Lào Cao được nâng cao, đáp ứng yêu cầu đổi mới của chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Đồng thời, đội ngũ CBQL được rèn luyện, bồi dưỡng về năng lực chuyên môn và chính trị, nâng cao tầm nhìn vĩ vô các vấn đề giáo dục để đưa nền giáo dục tỉnh nhà phát triển, trở thành một tỉnh dẫn đầu về giáo dục khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc cũng như có dấu ấn trong hoạt động tương tác về giáo dục với một số tỉnh thành miền núi, khó khăn có triển vọng phát triển giáo dục.

  1. Đối tượng hưởng lợi từ dự án:

Đối tượng hưởng lợi từ dự án là CBQL, GV, NV, HS, cha mẹ HS các trường tiểu học tỉnh Lào Cai. Nhóm này là nhóm trực tiếp quyết định đến sự thành công của dự án trong quá trình triển khai cũng chính là quá trình hưởng lợi: phát triển con người.

Ước tính sẽ có 7.000 người được hưởng lợi trực tiếp từ dự án. Con số ảnh hưởng và hưởng lợi gián tiếp sẽ gấp đôi so với con số đối tượng hưởng lợi trực tiếp đã phân tích.

  1. Mong đợi thay đổi:

– Về nhận thức: đội ngũ CBQL được nâng cao trình độ đào tạo; lý luận chính trị; trình độ ngoại ngữ, tin học; các phẩm chất nghề nghiệp, kỹ năng của một nhà quản lý trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0.

– Về hành vi: dựa trên những nội dung được đào tạo, tập huấn trong chương trình bồi dưỡng, đội ngũ CBQL sẽ đưa ra những sáng kiến, đề xuất phát triển công tác quản lý giáo dục bậc tiểu học cũng như chiến lược phát triển ngành giáo dục tiểu học tại địa phương và các tỉnh miền núi phía Bắc.

– Về thái độ: đội ngũ CBQL có cái nhìn tổng quan hơn, sâu sắc hơn về thực trạng giáo dục tại địa phương, hiểu được những khó khăn cũng như những thuận lợi trong giáo dục bậc tiểu học để từ đó xây dựng, đề xuất chiến lược phát triển một cách tích cực, hiệu quả và phù hợp nhất với đặc điểm tỉnh Lào Cai.

– Về bản lĩnh và sự sáng tạo

+ Đối tượng CBQL sẽ nâng cao bản lĩnh quản trị và nhận ra thách thức cũng như những hạn chế của bản thân để phát triển và hướng đến năng lực tốt hơn, cao hơn.

+ Đối tượng CBQL sẽ phát triển khả năng sáng tạo trong hoạt động Quản lý giáo dục và tạo điều kiện để phát triển năng lực cho người học cũng như giáo viên, nhân viên trong đó có nhiều cơ hội phát triển năng lực sáng tạo.

  1. Tính bền vững của dự án

– CBQL đạt chuẩn hiệu trưởng ở mức tốt (riêng 5 Hiệu trưởng của 5 trường dự án đạt chuẩn hiệu trưởng ở mức tốt với 18/18 tiêu chí đạt mức tốt theo TT 14/2018/TT-BGDĐT ngày 20/7/2018 Ban hành quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông). Đây là kinh nghiệm có thể phát triển bền vững và ứng dụng dài hạn.

– 05 trường tiểu học tham gia dự án tiếp tục là trường điển hình để các trường trong tỉnh học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm (dựa trên những kinh nghiệm thành công và những kinh nghiệm cần tư vấn, sẻ chia…). Tiêu điểm này phát triển bền vững bởi các cơ sở giáo dục công lập là cái tồn tại vững bền.

– Bộ công cụ đánh giá CBQL tiếp tục được nghiên cứu, hoàn thiện để áp dụng đánh giá CBQL hằng năm theo định hướng đổi mới giáo dục và áp dụng lâu dài.

Tài liệu bồi dưỡng CBQL; tài liệu tuyên truyền những nội dung điển hình tiếp tục chỉnh sửa, hoàn thiện để triển khai nhân rộng. Các sản phẩm sau tập huấn của cán bộ quản lý có thể chia sẻ, tương tác nhân rộng trên tinh thần học tập, tự học và không ngừng hoàn thiện.

  1. Khả năng nhân rộng dự án

Sau khi kết thúc dự án, tiếp tục nhân rộng ra các trường tiểu học trong tỉnh theo lộ trình từng năm.

Các đối tượng đề xuất dự án, thụ hưởng dự án có kế hoạch nhân rộng kinh nghiệm của dự án cho ngành giáo dục của Tỉnh cũng như các cơ sở giáo dục khác và ngành giáo dục khác có liên quan.

Ngoài ra, dự án còn góp phần cung cấp các kinh nghiệm giáo dục và những tiêu điểm về đổi mới giáo dục nhìn từ thực tiễn cho các Trường đào tạo giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục để đảm bảo tính triển khai đại trà trên điều kiện hiện có.

  1. Ngân sách dự án (có Phụ lục 2 chi tiết đính kèm)

– Tổng kinh phí đề xuất cho dự án: 2.046.500.000 VNĐ (Hai tỉ không trăm bốn mươi sáu triệu năm trăm nghìn đồng chẵn).

Trong đó: – Kinh phí từ Quỹ VIGEF hỗ trợ: 1.000.000.000 VNĐ

– Kinh phí đối ứng của đơn vị (hoặc nguồn kinh phí khác): 1.046.500.000 VNĐ

– Thời gian bắt đầu và kết thúc dự án: 18 tháng, từ tháng 02/2019 => 6/2020

PHỤ LỤC 1

BẢNG THÔNG TIN VỀ 5 TRƯỜNG THAM GIA DỰ ÁN

STT Tên trường SL CBQL, GV, NV Số lượng HS Ghi chú
1 Trường TH Hoàng Văn Thụ 50 1060 Trường TH Hoàng Văn Thụ nằm ở trung tâm phía Bắc thành phố Lào Cai, thuộc phường Cốc Lếu
2 Trường TH Bắc Lệnh 36 937 Trường Tiểu học Bắc Lệnh nằm ở trung tâm phía Nam thành phố Lào Cai, thuộc Phường Bắc Lệnh
3 Trường TH số 1 thị trấn Mường Khương 51 876 Trường thuộc vùng DTTS, huyện nghèo 30A.
4 Trường TH số 2 Gia Phú 35 620 Trường đóng trên địa bàn xã Gia Phú, là xã vùng 2 của huyện Bảo Thắng, cách trung tâm huyện 14km. Đại đa số nhân dân trong xã sống bằng sản xuất nông nghiệp là chính.
5 Trường TH thị trấn Sa Pa 50 1150 Trường thuộc vùng có tiềm năng du lịch phát triển.
  Tổng cộng 222 4643