Dạy học STEM hướng tới phát triển năng lực học sinh tại một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Hưng Yên

Đăng bởi

vigefadmin

Ngày đăng

14/03/2019

Loại bài đăng


Notice: Undefined offset: 0 in /home/hoang228/vigef.org/wp-content/themes/vigefoundation/single-project.php on line 37

Notice: Trying to get property of non-object in /home/hoang228/vigef.org/wp-content/themes/vigefoundation/single-project.php on line 37

SỞ GD-ĐT HƯNG YÊN
TRƯỜNG THPT CHUYÊN 

 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

BÁO CÁO

 ĐỀ XUẤT DỰ ÁN

  1. THÔNG TIN CHUNG
  2. Tên Dự án: Dạy học STEM hướng tới phát triển năng lực học sinh tại một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
  3. Cá nhân, tổ chức, đơn vị đề xuất dự án: Các trường THPT Chuyên Hưng Yên, THPT Mỹ Hào, THPT Đức Hợp tỉnh Hưng Yên.

– Người đại diện: Nguyễn Thị Hồng Thúy, Hiệu trưởng trường THPT Chuyên Hưng Yên.

– Địa chỉ liên hệ: Số 1, đường Chu Văn An, phường An Tảo, Tp Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.

– Địa chỉ Email: c3chuyen.hungyen@moet.edu.vn

– Điện thoại: 02213 862802

  1. Cơ quan quản lý đối tượng đề xuất dự án:

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hưng Yên.

– Người đại diện: Nguyễn Văn Phê, Giám đốc;

– Địa chỉ liên hệ: Đường Nguyễn Văn Linh, phường An Tảo, Tp Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.

– Địa chỉ E.mail: vanphong.sohungyen@moet.edu.vn

  1. Thời gian thực hiện dự án

Dự án được triển khai thực hiện từ tháng 1/2019  (học kỳ II năm học 2018-2019) tới tháng 8/2020 (hết năm học 2019-2020)

I. THỰC TRẠNG VÀ NHU CẦU

  1. Tình hình kinh tế – xã hội, phát triển giáo dục của tỉnh Hưng Yên

Hưng Yên là tỉnh đồng bằng, nằm ở vị trí trung tâm của Đồng bằng Sông Hồng, cửa ngõ phía Đông Nam thủ đô Hà Nội với diện tích tự nhiên 923 km2, gồm 09 huyện, 01 thành phố (TP Hưng Yên, huyện Văn Lâm, Văn Giang, Yên Mỹ, Mỹ hào, Khoái Châu, Kim Động, Ân Thi, Phù Cừ, Tiên Lữ) với161 xã, phường, thị trấn. Dân sốtrên 1.200.000 người. Trong những năm gần đây, kinh tế, văn hóa, xã hội tỉnh Hưng Yên có những bước phát triển nhanh và khá toàn diện, đạt được những thành tựu quan trọng trên nhiều lĩnh vực, đời sống nhân dân được cải thiện. Tuy nhiên, so với nhiều địa phương khác, Hưng Yên vẫn còn phải nỗ lực nhiều hơn nữa, nhất là trên lĩnh vực giáo dục để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của đất nước nói chung, địa phương nói riêng khi mà loài người đang tiến dần đến cuộc cách mạng 4.0.

Nhìn chung, ở Hưng Yên sự nghiệp giáo dục luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Tỉnh ủy- HĐND-UBND tỉnh và đạt được những thành tựu quan trọng, mạng lưới trường, lớp phát triển đáp ứng nhu cầu học tập của người học. Chất lượng giáo dục và hiệu quả giáo dục tiếp tục có nhiều chuyển biến rõ nét và toàn diện, có nhiều mô hình, giải pháp đặc thù để nâng cao chất lượng toàn diện.Đặc biệt, trong bối cảnh toàn ngành giáo dục đang triển khai thực hiện Nghị quyết 29, Hội nghị TW 8 khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo. Ngành giáo dục Hưng Yên đã và đang có những cố gắng lớn, có nhiều giải pháp hay để cụ thể hóa nội dung của Nghị quyết, trong đó lãnh đạo ngành đặc biệt quan tâm đến việc đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, chuyển từ dạy học định hướng nội dung sang dạy học định hướng phát triển năng lực, tăng cường thực hành, áp dụng lý thuyết các môn học để giải quyết các tình huống thực tiễn trong cuộc sống.

  1. Thực trạng dạy học STEM tại các nhà trường tham gia thực hiện dự án

Những năm gần đây, mô hình giáo dục STEM đã bắt đầu được quan tâm ở các nhà trường, bước đầu thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận, trong đó đặc biệt là dần hình thành nhận thức trong giáo viên, học sinh về một mô hình giáo dục tiên tiến, mang xu hướng toàn cầu. Song, thực tế cho thấy vẫn còn nhiều khó khăn trong định hướng phát triển mô hình này tại các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, trong đó có các trường tham gia thực hiện dự án. Thực tế cho thấy còn nhiều cán bộ quản lý, giáo viên chưa hiểu thấu đáo cũng như chưa định hướng phát triển có điểm đến của mô hình này. Việc phát triển ứng dụng mô hình STEM tại các trường chưa được quan tâm đầu tư. Các chủ đề STEM chưa thay thế được các tiết học truyền thống, chưa chú trọng khâu “thiết kế”, nhiều dự án làm lại theo mẫu, theo quy trình có sẵn, thiếu tính sáng tạo. Hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh chưa được tổ chức bài bản, một vài nơi thành lập câu lạc bộ song việc hoạt động còn kém hiệu quả, mang tính hình thức. Chưa có chương trình cụ thể về dạy học STEM tại các nhà trường.

Bên cạnh đó, việc kiểm tra, đánh giá và tổ chức thi cũng chưa tương thích với những tư tưởng của giáo dục STEM. Cơ sở vật chất, điều kiện kinh tế xã hội của địa phương còn nhiều khó khăn cũng là rào cản đưa giáo dục STEM vào trong các nhà trường.

  1. Sự cần thiết dạy học STEM hướng tới phát triển năng lực học sinh

Việc đưa giáo dục STEM vào nhà trường mang lại ý nghĩa thiết thực, phù hợp với đổi mới giáo dục phổ thông. Cụ thể: Việc thực hiện các dự án dạy học STEM hướng tới việc vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết tình huống thực tiễn, học sinh được tham gia hoạt động, trải nghiệm và hiểu được ý nghĩa của  tri thức, của khoa học, công nghệ đối với cuộc sống. Khi triển khai các dự án, học sinh được hợp tác cùng nhau, chủ động thực hiện các nhiệm vụ dạy học, làm quen với việc nghiên cứu khoa học. Qua đó hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh. Giáo dục STEM góp phần đảm bảo giáo dục toàn diện và nâng cao hứng thú học tập cho học sinh.

Trong xu thế toàn cầu hóa và sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, lượng tri thức khoa học được sản sinh với tốc độ ngày càng cao, cơ cấu nghề nghiệp có nhiều thay đổi, đòi hỏi con người cần có đủ năng lực để thích ứng. Giáo dục STEM là hướng tiếp cận hiện đại giúp học sinh phát triển nhiều năng lực như: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, tính toán, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, công nghệ tin học, thẩm mỹ… Vì vậy việc triển khai dạy học STEM trong nhà trường có vai trò hết sức quan trọng và cấp thiết góp phần thúc đẩy quá trình đổi mới giáo dục.

Tham gia dự án dạy học STEM là hoạt động thiết thực giúp đạt mục tiêu về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết số 29-NQ/TW; đồng thời phấn đấu đạt mục tiêu về giáo dục và đào tạo theo kế hoạch của UBND tỉnh Hưng Yên về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đòa tạo.

II. MÔ TẢ DỰ ÁN

  1. Khái niệm

– Dạy học STEM/STEAM  là quá trình GV tổ chức cho HS vận dụng tích hợp kiến thức, kỹ năng của các môn học STEM/STEAM vào giải quyết một vấn đề trong cuộc sống. Dạy học STEM/STEAM đảm bảo được hai thành tố trong dạy học là dạy học tích hợp và dạy học trải nghiệm. Để hướng tới phát triển năng lực người học rất cần chú trọng dạy học cả  hai thành tố này.  Đây là cách cách dạy tốt nhất để phát triển năng lực công dân hội nhập cho HS và giúp các em làm quen, thực hành  hoạt động nghiên cứu khoa học.

– Dạy học STEM/STEAM có thể được thực hiện ở những mức độ khác nhau. Ở mức độ cao, học sinh được hướng dẫn làm dự án có nội dung liên quan tới thực tế và các môn học STEM/STEAM, giúp học sinh thực hiện chủ trương của Bộ GD&ĐT là tăng cường nghiên cứu khoa học kĩ thuật trong các trường học.

– Khi coi năng lực con người phải bao gồm chủ yếu là kiến thức, kĩ năng và giá trị cá nhân, thì ngoài các kiến thức, kỹ năng trong  STEM, người ta chú trọng giáo dục giá trị cho học sinh tức là quan tâm tới dạy học STEAM (A( art) – nhân văn).

  1. 2. Đối tượng hưởng lợi của dự án

Đối tượng hưởng lợi của dự án gồm tất cả giáo dạy các môn Toán và khoa học tự nhiên; tổ trưởng và cốt cán các môn học khoa học xã hội; cán bộ QLGD và  học sinh các trường thực hiện dự án.

2.1. Đội ngũ cán bộ quản lý

– Đội ngũ cán bộ quản lý các trường thực hiện dự án đủ về số lượng, tâm huyết và trách nhiệm, căn bản đáp ứng được yêu cầu đổi mới; 100% cán bộ quản lý đạt chuẩn trình độ đào tạo (trong đó, trên chuẩn chiếm 91%); tỷ lệ đảng viên chiếm 100%; lý luận chính trị trung cấp trở lên đạt trên 30%; đã qua bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục 100%; Độ tuổi cán bộ quản lý từ 40 đến 45 chiếm 55%, trên 45 tuổi chiếm 45%.

– Thụ hưởng dự án, cán bộ quản lý không những chủ động thực hiện quản lý CTGD phổ thông mới hiệu quả mà còn thay đổi tầm nhìn để thúc đẩy và phát triển giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới.

2.2. Giáo viên

– Giáo viên tham gia thực hiện dự án gồm giáo viên giảng dạy các môn Toán, Tin học, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Công nghệ và một số giáo viên cốt cán các môn khoa học xã hội gồm Lịch Sử, Địa lí, Giáo dục công dân của các trường THPT Chuyên Hưng Yên, THPT Mỹ Hào, THPT Đức Hợp tỉnh Hưng Yên. Số lượng tham gia 94 người. 100% giáo viên có trình độ đào tạo đạt chuẩn, trong đó 30% có trình độ trên chuẩn.

– Tham gia dự án giáo viên các trường có những cơ hội tương tác với nhau,tiếp cận mô hình giáo dục STEM/STEAM, hợp tác để cùng nhau xây dựng khung chương trình giảng dạy STEM/STEAM.

2.3. Học sinh

– Học sinh thụ hưởng dự án gồm học sinh của 3 nhà trường THPT Chuyên Hưng Yên, THPT Mỹ Hào, THPT Đức Hợp tỉnh Hưng Yên. Ước tính có trên 2500 học sinh được hưởng lợi từ dự án.

– Tham gia dự án học sinh có cơ hội tiếp cận những phương pháp học mới  và trải nghiệm các hoạt động trong dự án để phát triển cá nhân, hướng đến sự hoàn thiện nhân cách.

  1. Nhu cầu của đối tượng hưởng thụ dự án

3.1. Nhu cầu:

– Đối với cán bộ quản lý và giáo viên: Nâng cao trình độ quản lý, trình độ đào tạo; khả năng  tiếp cận những mô hình giáo dục tiên tiến trong đó có mô hình giáo dục STEM/STEAM.

– Đối với học sinh: Được ứng dụng những lý thuyết của các môn học vào việc giải quyết các tình huống thực tiễn của cuộc sống. Được “Học đi đôi với hành”.

3.2. Tồn tại, hạn chế:

Việc đổi mới hoạt động dạy và học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh Hưng Yên nói chung, các trường  THPT Chuyên Hưng Yên, THPT Mỹ Hào, THPT Đức Hợp nói riêng mặc dù đã được lãnh đạo ngành giáo dục địa phương, lãnh đạo các nhà trường quan tâm, song vẫn còn một bộ phận giáo viên, nhất là giáo viên các môn KHTN vẫn còn có tư tưởng ngại đổi mới, các bài giảng vẫn nặng về truyền thụ lý thuyết một chiều. Việc triển khai dạy học các môn học STEM trong nhà trường chưa được quan tâm triển khai.

  1. Khung mục tiêu và hoạt động cụ thể

 

TT Mục tiêu dự án Hoạt động Hoạt động chi tiết Đầu ra cụ thể Đối tượng thực hiện Thời gian
1 Dạy học STEM

/STEAM hướng tới phát triển năng lực người học cho 3 trường THPT ở Hưng Yên.

1.1.Khảo sát nhận thức nhận thức của giáo viên và học sinh 3 trường về STEM/ STEAM. 1.1.1.Khảo sát GV KHTN, tổ trưởng, gv cốt cán môn KHXH  của 3 trường.

1.1.2.Khảo sát cán bộ quản lí của 3 trường.

1.1.3.Khảo sát học sinh của 3 trường.

 – 03 bộ bảng hỏi + kết quả khảo sát. 3 trường THPT Tháng 02-3/2019

 

1.2. Xác định các năng lực cần hướng tới khi dạy học STEM/ STEAM hướng tới phát triển năng lực người học. Xác định các thành tố chính (kĩ năng) trong các năng lực cần hướng tới khi dạy học STEM/STEAM hướng tới phát triển năng lực người học. – 01 bản hệ thống. 3 trường THPT Tháng 4/2019
1.3. Tổ chức tập huấn cho giáo viên môn KHTN, cán bộ QLGD, tổ trưởng, gv cốt cán môn KHXH về dạy học STEM/STEAM hướng tới phát triển năng lực người học. 1.3.1. Tập huấn về dạy học STEM/STEAM hướng tới phát triển năng lực người học: (hình thức tổ chức; các hoạt động trong bài học STEM/STEAM; cách thiết kế   bài học; cách tổ chức: trong dạy học, trong trải nghiệm, trong NCKH).

1.3.2.Tập huấn về kiểm tra, đánh giá quá trình dạy học STEM/ STEAM hướng tới phát triển năng lực người học (tiêu chí kiểm tra, đánh giá; công cụ kiểm, đánh giá; cách tổ chức kiểm tra, đánh giá) và cao năng lực sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học STEM/STEAM

1.3.3.Tập huấn về truyền thông, huy động nguồn lực, phương pháp viết dự án.

1.3.4. Tham quan, học tập mô hình về dạy học STEM/STEAM trong nước.

– 02 khóa tập huấn trong nước (có tài liệu).

 

 

 

-01 khóa tập huấn trong nước (có tài liệu).

 

 

 

 

– 01 khóa tập huấn trong nước.

– 01 buổi trong nước.

– 01 buổi tại nước ngoài

-VIGEF hỗ trợ tìm chuyên gia & phối hợp thực hiện. Tháng 5-8/2019
1.4. Xây dựng tài liệu về dạy học STEM/ STEAM hướng tới phát triển năng lực người học. 1.4.1. Thảo luận xây dựng tiến trình dạy học STEM/STEAM độc lập ở 3 trường.

1.4.2. Sinh hoạt chuyên môn cụm 3 trường; hoàn thiện kế hoạch dạy học STEM/STEAM hướng tới phát triển năng lực người học.

1.4.3. Tổ chức dạy học theo kế hoạch bài dạy ở cả 3 trường.

 

 

 

 

1.4.4. Sinh hoạt nhóm chuyên môn cụm 3 trường rút kinh nghiệm bài dạy và hoàn thiện kế hoạch bài dạy.

 

 

 

 

1.4.5. Phát động, tổ chức cho hs 3 trường nghiên cứu khoa học độc lập.

1.4.6. Thảo luận cụm 3 trường hỗ trợ học sinh nghiên cứu khoa học.

1.4.7. Báo cáo kết quả NCKH của học sinh 3 trường.

– 09 bài STEM và 03 bài STEAM.

 

 

 

 

– 05 bài STEM và 02 bài STEAM.

– 05 video bài dạy STEM và 02 video bài dạy STEAM.

– 05 bài STEM và 02 bài STEAM (kèm theo sản phẩm dạy học STEM, STEAM); Biên bản sinh hoạt nhóm.

– 09 đề tài + hình ảnh minh họa.

– 3 buổi + biên bản

 

– 09 báo cáo + hình ảnh minh họa

3 trường

THPT

Tháng 9/2019 –3/2020
1.5. Tổng hợp, đánh giá tác động dạy học STEM/ STEAM đến giáo viên, học sinh. 1.5.1.Khảo sát nhận thức (đầu ra) của giáo viên, tổ trưởng, cán bộ quản lí, học sinh về STEM, STEAM và kết quả dạy học.

1.5.2. Báo cáo tổng hợp đánh giá tác động của dự án của 3 trường.

1.5.3.Thuê tư vấn đánh giá độc lập

– 03 bộ bảng hỏi + kết quả khảo sát.

-01 báo cáo tự đánh giá hiệu quả chung của dự án.

– 01 báo cáo đánh giá hiệu quả chung của dự án.

– 3 trường THPT.

– VIGEF hỗ trợ tìm chuyên gia và phối hợp thực hiện.

Tháng 4- 5/2020
2  

 

Truyền thông và huy động nguồn lực của xã hội

2.1.Truyền thông

 

2.1.1.Biên tập tài liệu tuyên truyền về dạy học STEM/ STEAM tới các  bên liên quan (phụ huynh, học sinh, trường THPT trong tỉnh)

2.1.2.Truyền thông trên trang web/ tạp chí trường, sở GD& ĐT Hưng Yên, mạng xã hội (chia sẻ kiến thức, thông tin về dạy học và hiệu quả của dạy học STEM/STEAM)

2.1.3. Xây dựng video/tài liệu hóa các bài dạy minh họa về dạy học STEM/STEAM hướng tới phát triển năng lực học sinh.

– 01 bộ tài liệu truyền thông về dạy học STEM/ STEAM phát triển năng lực người học.

– Ít nhất 2 bài viết đăng báo/ tạp chí và 30 bài đăng web, mạng  xã hội, trang trường học kết nối về chủ đề dự án.

– Ít nhất 3 video truyền thông

– VIGEF chủ trì Tháng 5/2019-5/2020
2.2. Gây quỹ cộng đồng 2.2.1. Một số sản phẩm dạy học và nghiên cứu khoa học của học sinh sử dụng để gây quỹ cộng đồng. – Ít nhất 03 sản phẩm sử dụng gây quỹ. – VIGEF

phối hợp với 3 trường

Tháng 4-5/2020
2.3. Hỗ trợ xây dựng các đề án, dự án 2.3.1. Dựa trên các kết quả đạt được, tiếp tục xây dựng các đề án để xin hỗ trợ nhân rộng mô hình – VIGEF

phối hợp với 3 trường

Tháng 5-6/2020
3 Nhân rộng và khuyến nghị chính sách 3.1. Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm trong cụm một số trường THPT và toàn tỉnh. 3.1.1. Tổ chức các hội thảo chia sẻ kinh nghiệm cấp cụm, tỉnh. -02 hội thảo – VIGEF

Chủ trì

Tháng 4-6/2020
3.2. Hội thảo cấp quốc gia và khuyến nghị chính sách 3.1.2.Tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm cấp quốc gia và khuyến nghị chính sách -01 hội thảo – VIGEF

Chủ trì

Tháng 6/2020

 

  1. Tác động và tính bền vững
  2. Tác động mong đợi:

Tác động mong đợi là chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh các trường thực hiện dự án được nâng cao, đáp ứng yêu cầu đổi mới của chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Trong đó: Đội ngũ cán bộ quản lí được rèn luyện, bồi dưỡng về năng lực quản lí, nâng cao tầm nhìn vĩ vô các vấn đề giáo dục để đưa nền giáo dục tỉnh nhà phát triển; Đội ngũ giáo viên các môn khoa học tự nhiên, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên cốt cán các môn khoa học xã hội được nâng cao năng lực chuyên môn, đổi mới cách thức tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh đáp ứng yêu cầu đổi mới; Học sinh được thực hành, trải nghiệm phương pháp học tập mới, được bồi dưỡng phẩm chất và phát triển năng lực, tư duy sáng tạo từ đó nâng cao chất lượng học tập.

  1. Tính bền vững của dự án

– CBQL, giáo viên tham gia dự án tại các trường sẽ trở thành giáo viên tiên phong trong việc đổi mới phương pháp và cách thức tổ chức dạy học của tỉnh Hưng Yên. Một số giáo viên tốt sẽ là giáo viên cốt cán tổ chức tập huấn và nhân rộng điển hình trong toàn tỉnh.

– 03 trường tham gia dự án sẽ là trường điển hình để các trường trong tỉnh học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm trong việc xây dựng kế hoạch cũng như tổ chức dạy các môn học STEM.

– Tài liệu dạy học sẽ tiếp tục chỉnh sửa, hoàn thiện để triển khai nhân rộng. Các sản phẩm sau tập huấn của đối với giáo viên và các bài dạy được thực hiện có thể chia sẻ, tương tác nhân rộng trên tinh thần học tập, tự học và không ngừng hoàn thiện.

– Mô hình giáo dục STEM/STEAM sẽ tiếp tục được phát triển mạnh hơn sau khi chương trình giáo dục phổ thông mới được triển khai thực hiện vì vậy triển khai dự án sẽ là cơ sở tốt để các nhà trường tiếp cận và thực hiện chương trình mới.

  1. Khả năng nhân rộng dự án

Sau khi kết thúc dự án, tiếp tục nhân rộng ra các trường THPT trong tỉnh theo lộ trình từng năm.

Các đối tượng đề xuất dự án, thụ hưởng dự án có kế hoạch nhân rộng kinh nghiệm của dự án cho ngành giáo dục của tỉnh Hưng Yên cũng như các cơ sở giáo dục khác và các ngành khác có liên quan.

Ngoài ra, dự án còn góp phần cung cấp các kinh nghiệm giáo dục và những tiêu điểm về đổi mới giáo dục nhìn từ thực tiễn cho các trường đào tạo giáo viên để đảm bảo tính triển khai đại trà trên điều kiện hiện có.

  1. Ngân sách dự án (có phụ lục 1chi tiết đính kèm)

– Tổng kinh phí đề xuất cho dự án: 1.200.000.000 VNĐ

Trong đó: – Kinh phí từ Quỹ VIGEF hỗ trợ: 1.000.000.000 VNĐ

– Kinh phí đối ứng của đơn vị (hoặc nguồn kinh phí khác): 200.000.000 VNĐ

– Thời gian bắt đầu và kết thúc dự án: 18 tháng, từ tháng 01/2019 đến tháng 6/2020