Ngày Tết Đoan Ngọ và những truyền thuyết

Date

14/06/2021

Trong đời sống văn hóa của người Việt, Tết Đoan Ngọ là một ngày tết truyền thống được nhiều vùng miền tổ chức vào ngày 5 tháng 5 Âm lịch. “Đoan” có nghĩa là chính; “Ngọ” là khoảng thời gian từ 11 giờ sáng đến 1 giờ chiều. Ở Việt Nam, tết Đoan Ngọ còn được gọi với cái tên dân dã là “Tết giết sâu bọ”. Hiểu đơn giản, đây chính là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài sâu bệnh gây hại cho cây trồng.

Bên cạnh quan niệm về Tết Đoan Ngọ đã nêu trên, có truyền thuyết cho rằng Tết Đoan ngọ gắn với Mẹ Âu Cơ. Ca dao Việt Nam có câu: Tháng năm là tết Đoan Dương. Nhớ ngày giỗ mẹ Việt thường Văn Lang. Người Việt ở một số địa phương đã tổ chức tết Đoan Dương là ngày giỗ Quốc mẫu Âu Cơ.

Tại một số địa phương, Tết Đoan Ngọ còn gắn với tục lệ “Hái lá” mùng 5 tháng 5 để chữa bệnh. Ca dao Việt Nam có câu: “Tháng Tư đong đậu nấu chè. Ăn tết Đoan Ngọ trở về tháng Năm”.

Để giúp mọi người đặc biệt là thế hệ trẻ tìm hiểu về ý nghĩa và nguồn gốc của ngày Tết Đoan ngọ, hiểu thêm về sự đa dạng trong văn hóa tâm linh, tín ngưỡng và khát vọng sống trong an lành của người dân Việt Nam, Kênh Cùng bạn đọc sách đã xây dựng clip giới thiệu về Tết Đoan Ngọ và cuốn sách “Chú Tễu kể chuyện Tết Đoan Ngọ” do nhà văn Lê Phương Liên sưu tầm và biên soạn.

Để biết thêm chi tiết, mời các bạn theo dõi tại Kênh Cùng bạn đọc sách:

Ngày Tết Đoan Ngọ:

Chú Tễu kể chuyện Tết Đoan Ngọ: